Tủ thuốc cấp cứu thông thường gồm có những danh mục gì?
Danh mục tủ thuốc cấp cứu thông thường có những gì ?
Đối với bất kỳ công ty, doanh nghiệp nào có số số lượng lao động đáng kể, thì luôn cần thành lập một trạm y tế nhỏ. Tối thiểu cũng cần trang bị một tủ thuốc sơ cấp cứu, để có thể sử dụng trong trường hợp cần thiết nhất.
Danh mục tủ thuốc sơ cấp cứu thông thường
Thông thường với quy mô số lượng tủ, túi thuốc sơ cấp cứu yêu cầu cần:
– <= 25 người lao động thì cần có ít nhất 1 túi sơ cấp cứu loại A.
– Từ 26 – 50 người lao động cần có ít nhất 1 túi sơ cứu loại B.
– Từ 51 – 150 người lao động cần có ít nhất 1 túi sơ cứu loại C.
Lưu ý: 1 túi loại B = 2 túi loại A, 1 túi loại C = 2 túi loại B.
Danh mục tủ, túi thuốc sơ cấp cứu A, B, C
Ngoài ra đi kèm với mỗi tủ thuốc, túi thuốc sơ cấp cứu sẽ có thêm một số món sau đây:
– 1 bảng sơ đồ liệu trình cấp cứu.
– 1 bảng thông tin dự phòng bệnh truyền nhiễm qua máu.
– 1 bảng sơ đồ liệu trình sơ cứu tim phổi.
Quy định về tủ thuốc sơ cấp cứu
1. Cơ sở pháp lý
Nghị định 39/2016/NĐ_CP hướng dẫn Luật An toàn vệ sinh lao động.
Thông tư 19/2016/TT_BYT về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.
2. Nội Dung:
Việc bố trí trạm y tế cần căn cứ vào số người lao động, loại hình sản xuất, tính chất công việc, số lượng ca làm việc, những nguy cơ có thể xảy ra tại nơi làm việc ngoài ra khoảng cách từ nơi lao động đến cơ sở y tế gần nhất cũng cần được tính toán.
Tủ – Túi thuốc sơ cấp cứu A, B, C
Thêm vào đó theo phụ lúc 4 thông tư 19/2016/TT_BYT công bó có nói rõ số lượng túi sơ cứu và những trang bị bên trong được quy định rõ ràng như sau:
– Số lượng túi sơ cứu cần được bố trí tối thiểu 1 túi cho mỗi mặt bằng hoặc tầng nhà làm việc.
– Theo quy định thì những túi sơ cấp cứu không được dùng để chứa những vật dụng khác.
– Những túi thuốc sơ cấp cứu này cần được kiểm tra bổ sung vật dụng bên trong thường xuyên khi hết.
Theo đó, các túi thuốc y tế phải trang bị đầy đủ các loại trang bị tối thiểu như: Băng dính (cuộn), bông hút nước, nước muối sinh lý, các loại băng, gạc, garo, găng tay khám bệnh, các loại Panh, kính bảo vệ, kéo, phác đồ cấp cứu, kim băng, tấm lót nilon, mặt nạ phòng độc, thuốc sát trùng, các loại nẹp, phiếu ghi danh mục trang thiết bị trong túi…
Thông thường tủ, túi thuốc sơ cấp cứu nên bố trí gần những phương tiện phòng cháy chữa cháy như bình chữa cháy. Ngoài việc tủ thuốc sơ cấp cứu sẽ dễ dàng được thấy thấy hơn, còn dễ dàng hơn trong việc để ý đến bình chữa cháy, vì 2 phương tiện này cần thường xuyên kiểm tra.
THÔNG TIN LIÊN HỆ :
Hotline: 0909.087.114 - 0971.182.357
Gmail: thietbiphatdat@gmail.com
Website: www.thietbiphatdat.com