TP.HCM: Gia đình 4 người mắc kẹt trong ngôi nhà bốc cháy lúc rạng sáng
TP.HCM: Gia đình 4 người mắc kẹt trong ngôi nhà bốc cháy lúc rạng sáng
Căn nhà tại quận Bình Tân (TP.HCM) bốc cháy lúc rạng sáng khiến 4 người trong gia đình mắc kẹt.
Ngày 5/4, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH (PC07), Công an TP.HCM cho biết vừa cứu thành công 4 trường hợp mắc kẹt trong đám cháy tại một ngôi nhà lúc rạng sáng.
Trước đó vào lúc 0 giờ 22 phút cùng ngày, PC07 nhận được tin báo cháy tại ngôi nhà địa chỉ số 213 đường số 7, phường Tân Tạo A, Quận Bình Tân.
Thông tin ban đầu, thời điểm trên một số người phát hiện lửa bùng lên nhưng tìm cách dập bất thành. Có 4 người trong gia đình mắc kẹt, la hét cầu cứu.
Hiện trường vụ cháy. (Ảnh: PC07)
Lập tức Cảnh sát PCCC&CNCH, Công an quận Bình Tân đã điều 6 xe cứu hỏa cùng 20 cán bộ chiến sĩ đến hiện trường.
Tại đây, lực lượng Cảnh sát chữa cháy chuyên nghiệp đã dập tắt đám cháy sau khoảng 30 phút, đưa 4 nạn nhân bị mắc kẹt ra ngoài an toàn.
Nguyên nhân vụ cháy bước đầu được cơ quan chức năng xác định do chập ổ cắm điện.
Vụ hỏa hoạn thiêu rụi một số quần áo cũ trong nhà. May mắn là không thiệt hại về người và cháy lan sang các nhà dân xung quanh.
Sau đây là khuyến cáo an toàn cho người dân về công tác phòng cháy chữa cháy
Để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của người dân, Phòng PC07 khuyến cáo chủ hộ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau đây:
1. Không để nhiều đồ dùng, hàng hóa dễ cháy nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt, khí dễ cháy nổ và các chất lỏng dễ cháy ở trong nhà ở, trường hợp cần phải dự trữ số lượng ít nhất và để ở khu vực riêng biệt tránh nhầm lẫn và đổ vỡ.
2. Ô tô, xe máy, các phương tiện dụng cụ có xăng dầu, chất lỏng dễ cháy để trong nhà ở phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh nhiệt. Thiết bị chứa, dẫn xăng, dầu … phải kín. Không để ô tô trong nhà ở phòng ngừa xe tự cháy hoặc khí độc khi nổ máy.
3. Hạn chế sử dụng gỗ, tấm nhựa, mút xốp… để ốp tường trần, vách ngăn hạn chế cháy lan.
4. Không sạc điện thoại, thiết bị tiêu thụ điện ban đêm.
5. Phải lắp đặt thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng, từng nhánh từng thiết bị điện tiêu thụ công suất lớn, không để hàng hóa dễ cháy gần bóng điện (dây dẫn, ổ cắm, thiết bị) sát gần các tường, sàn, trần, vách là các vật liệu dễ cháy.
6. Khi sử dụng bàn là, bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, người tàn tật, người tâm thần sử dụng các thiết bị điện.
7. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, tường phía đặt bàn thờ, trần phía trên bàn thờ phải bằng vật liệu không cháy. Đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn các vật liệu không cháy, cách xa vật liệu dễ cháy, hạn chế tối đa vàng mã, hương, nến để trên bàn thờ. Chỉ đốt đèn, nến, thắp hương khi có người lớn ở nhà trông coi. Khi đốt vàng mã phải trông coi, có che chắn chóng cháy lan hoặc bị gió cuốn tàn lửa gây cháy lan.
8. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có biện pháp chống chuột cắn thủng ống dẫn gas, khi đun nấu xong phải tắt bếp và khóa van gas. Nếu đun nấu bằng bếp dầu đổ bấc và thường xuyên được lau chùi sạch sẽ. Trước khi rót thêm dầu vào bếp phải tắt lửa, tuyệt đối không dung xăng hoặc xăng pha dầu, nhớt để đun bếp dầu, khi đun phải có người trong coi.
9. Trước khi rời khỏi và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt thiết bị điện không cần thiết.
10. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa chốt trong và không được khóa. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
11. Cửa có nhiều khóa nên sử dụng các loại khóa kiểu chìa khác nhau để dễ phân biệt khi mở và quy định nơi chìa khóa dễ lấy, dễ thấy. Các cửa phía trong nhà nên sử dụng loại chốt gạt không nên sử dụng khóa, vẫn đảm bảo chống trộm.
12. Nhà có trẻ nhỏ, người già, người tàn tật thì phải có biện pháp thoát nạn, cứu người phù hợp và không được khóa cửa phòng của những người nêu trên.
13. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá vỡ để tạo lối thoát. Không bố trí đồ vật cản trở đường lối, cửa thoát nạn.
14. Mỗi gia đình nên dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra để thoát nạn an toàn khi cháy.
Trang bị dụng cụ trữ nước, xô, thùng xách nước để vừa phục vụ sinh hoạt, vừa phục vụ chữa cháy và mọi người trong gia đình phải biết sử dụng thành thạo các dụng cụ chữa cháy đã được trang bị.
15. Khi xảy ra chạy tìm mọi cách báo cháy nhanh nhất cho mọi người xung quanh biết, gọi điện cho Cảnh sát PCCC 114 hoặc đội dân phòng chính quyền, công an xã, phường gần nhất, đồng thời sử dụng phương tiện để chữa cháy và thoát nạn theo tình huống đã dự kiến.
Hãy tự giác trang bị thiết bị pccc và thoát hiểm cho chính mình để phòng tránh khi có sự cố xảy ra, bởi vì hiện nay trong cuộc sống xung quanh ta luôn tiếp xúc các vật dễ cháy nổ như điện, gas nên chúng ta không biết trước được, bởi vậy hãy tự giác trang bị ít nhất phải có bình chữa cháy và thang thoát hiểm, mặt nạ phòng khói thoát hiểm, quần áo chịu nhiệt chống cháy, mền chống cháy, và dụng cụ phá vỡ chuyên dụng như : rìu chữa cháy, búa thoát hiểm, xà beng chữa cháy, kiềm cộng lực tất cả các trang thiết bị đều nằm trong thông tư 150.....
Hãy lựa chon cho mình nơi mua hàng thiết bị pccc và nạp bình chữa cháy uy tín tại Phát Đạt https://thietbiphatdat.com/ , Email : thietbiphatdat@gmail.com , Hotline 0909 087 114 ( Zalo/Call)
Phát Đạt luôn bán bình chữa cháy và nạp bình chữa cháy đạt chất lượng có kiểm định và nguồn gốc xuất sứ rõ ràng
PCCC Phát Đạt có rất nhiều chi nhánh khắp TPHCM để phục vụ công tác PCCC
CÔNG TY TNHH XNK TM DV PCCC PHÁT ĐẠT
Đ/C Chính : 116 Lương Thế Vinh, P. Tân Thới Hòa, Quận Tân Phú, HCM.
Chi Nhánh Q7 : 988 Huỳnh Tấn Phát, P.Tân Phú,Q.7, HCM
Chi Nhánh Long An : Xã Mỹ Hạnh, H. Đức Hòa, T. Long An
Chi Nhánh Củ Chi : QL 22, TT Củ Chi, H. Củ Chi, HCM
Chi Nhánh Nhà Bè : KCN Hiệp Phước, Long Thới, Nhà Bè, HCM
Hotline: 0909 087 114 ( Zalo/ Call) - 0971 182 357
Email: thietbiphatdat@gmail.com
Website: www.thietbiphatdat.com
Số lần xem: 459